Cách khắc phục giày chật: Tổng hợp các bí kíp ĐƠN GIẢN nhất
Khi mang giày dép quá chật hoặc có chất liệu quá cứng và phải đi lại nhiều sẽ làm cho bạn bị phồng rộp chân. Vết phồng rộp ban đầu khiến vùng da ở chân của bạn bị đau rát, bài viết dưới đây, GENNI sẽ hướng dẫn các bạn cách mang giày không đau chân.
ĐỌC NGAY bài viết "Tổng hợp 20 mẫu giày cao gót đẹp năm 2020"
1. Chân bị phồng rộp sẽ như thế nào?
Có 2 trường hợp xảy ra: nhẹ chỉ gây khó chịu, còn nặng có thể khiến bạn không đi lại được. Nếu không may bị phồng rộp da chân, hãy làm theo các bước dưới đây để chân của bạn nhanh chóng lành lại nhé!
Thường thì những vết phồng rộp da trên chân thường xuất hiện do cọ xát, hơi nóng, bụi bẩn và ẩm ướt. Những yếu tố này xuất hiện khi đi bộ đường dài, tập thể dục hoặc trượt băng, đặc biệt là khi bạn mang giày hoặc tất không phù hợp với kích thước chân. Chúng thường xuất hiện khi bạn đi giày mới trong khoảng thời gian dài, không để cho chân được thả lỏng. Do bởi những đôi giày mới thường rất cứng so với làn da mềm mại ở chân của bạn, hoặc có thể do đôi giày đó không vừa chân bạn.
2. Làm thế nào để đi giày mới không đau chân?
Khi mới đi giày mới, các chị em thường bị gặp tình trạng đau chân, phồng rộp và vướng bận kinh khủng. Với những mẹo đi giày không đau chân đơn giản sau đây, bạn sẽ không còn lo lắng về sự khó chịu này nữa. Điều quan trọng là những mẹo này có thể áp dụng cho cả giày cao gót, giày bệt, giày vải nữa đấy.
Hãy áp dụng những cách đi giày mới không bị đau chân để hạn chế bị phồng rộp da chân và không làm nó trở nên nghiêm trọng hơn:
- Sử dụng cách làm mềm gót giày mới:
+ Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian mang thử giày mới vào chân vài lần để nó dãn ra theo chân của bạn và chân của bạn có cơ hội cọ xát với giày mới.
+ Bôi kem dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu, vaseline, cồn bôi vào bên trong đôi giày để làm mềm gót giày.
+ Để có thể làm mềm đôi giày cao gót mới mua, bạn hãy đi tất dày rồi xỏ chân vào giày. Sau đó, dùng máy sấy tóc sấy nóng những vị trí mà bạn cảm thấy giày chật với chân, sau đó bạn đi giày vòng quanh cho đến khi giày nguội. Với cách làm này chắc chắn giày sẽ trở nên mềm và linh hoạt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với những đôi giày có chất liệu tự nhiên như da.
- Không đi giày mới khi phải đi bộ một đoạn đường dài hoặc mang những đôi giày không thoải mái khiến da của bạn bị bỏng rát, vì chúng nhanh chóng có thể chuyển thành vết bỏng rộp.
- Sử dụng các loại miếng dán giày cao gót
- Trong trường hợp tiếp tục phải đi, hãy dùng miếng dán, băng dính kém oxit hoặc băng dính cá nhân - bất cứ loại nào để có thể làm giảm hơi nóng và cọ xát lên vùng da có nguy cơ bị phồng rộp.
3. Cách xử lý vết bỏng bị phồng rộp
Nếu chẳng may bạn đã bị phồng chân, hãy cùng GENNI tìm hiểu ngay: "Khi bị phồng chân nên làm gì?"
- Rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp bằng nước ấm và xà phòng.
- Làm vỡ hay không làm vỡ vết phồng rộp. Hãy quyết định xem bạn muốn để vết phồng rộp đấy tự lành hay chọc vỡ nó ra. Một nguyên tắc chung là nếu vết phồng rộp không làm ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của bạn thì nên để nó tự lành.
Trong trường hợp không thể chờ cho những vết phồng rộp đó tự lành, bạn có thể xử lý theo cách làm vỡ nó ra. Hãy dùng cây kim đã được khử trùng bằng cồn hoặc nước sôi, hay dùng kim tiêm y tế đã được khử trùng.
- Sát trùng vùng da bị phồng rộp. Bôi một ít thuốc sát trùng povidone-iodine lên vùng da bị phồng rộp. Lúc đầu, có thể bạn sẽ thấy hơi nhói, đặc biệt là khi dùng thuốc xịt lạnh, nhưng nó sẽ giúp bạn đảm bảo vùng da phồng rộp không bị nhiễm trùng khi đã bị chọc vỡ.
- Dùng gạc y tế, băng cá nhân, miếng dán hoặc bất kỳ miếng dán bảo vệ nào để băng vết thương lại. Hãy dùng loại ít dính hoặc không dính sát vào vết thương để dễ dàng có thể lấy ra mà không làm tổn hại đến lớp da sắp lành phía bên dưới.
- Hãy tháo miếng băng bảo vệ ra để vết thương có thể tự khô ngoài không khí.
- Nếu tiếp tục gây tổn thương vết phồng rộp thêm, bạn có thể bôi một ít thuốc sát trùng iodine, rồi băng lại bằng gạc y tế và cố định bằng băng keo y tế. Việc này sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng, dễ dàng bóc lớp băng bảo vệ và hơn nữa còn tránh cho vết phồng rộp khỏi bị cọ xát thêm.
- Hãy kiểm tra vết phồng rộp hằng ngày và giữ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bạn có thể bôi thuốc sát trùng iodine nếu cần.
Bạn hãy nhớ rằng, một trong những mẹo đi giày không đau chân chính là chọn cho mình những đôi giày chất lượng tốt và vừa vặn với chân mình nhất, đặc biệt là giày cao gót để hạn chế vấn đề này. Hy vọng bài viết này hữu ích với chị em!
Hãy ghé ngay các cơ sở của GENNI trên toàn quốc để thử ngay những đôi giày có chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lí nhất. Hoặc các nàng có thể ghé ngay trang web www.genni.vn để xem ngay những mẫu giày THỜI THƯỢNG, SÀNH ĐIỆU nhất 2021!
GENNI - Thương hiệu thời trang thiết kế giá bình dân có ưu đãi khủng hàng tháng!